Note: this post is written in Vietnamese about the recent massive amount of fish died in Vung Ang, located in the middle part of Vietnam.
Chào mọi người,
Một trong những vấn đề về an toàn vệ sinh môi trường và thực phẩm đang rất được quan tâm hiện nay là vụ việc cá chết hàng loạt tại bờ biển các tỉnh miền Trung. Hôm vừa rồi mình có đọc một bài báo phân tích những tác nhân hoá học có thể dẫn đến hiện tượng trên. Tất cả chỉ là giả thuyết, nhưng mình nghĩ tất cả chúng ta nên biết và hiểu được những thông tin này. Với sự hiểu biết không nhiều nhưng đọc và hiểu được bài báo cùng với personal research mình hi vọng bài post này sẽ giúp ích cho mọi người hiểu về vấn đề này qua khía cạnh của những tác nhân hoá học gây ra. Đây hoàn toàn là một bài tường thuật chắt lọc ý chính một cách dễ hiểu và ngắn gọn hơn. Tất cả những ý kiến không phải là từ chính mình.
Ba nhà khoa học đã đưa ra hai giả thuyết có thể gây ra hiện tượng cá chết như sau.
1) Ô nhiễm kim loại nặng:
Kim loại nặng gây chết cá như thế nào?
Kim loại nặng như chì chỉ cần một lượng rất nhỏ (1g trong 1,000,000L nước) đã đủ làm chết cả người lẫn cá. Vì là kim loại nặng nên khối lượng riêng sẽ cao, và những kim loại này có thể chìm xuống nhiều tầng dưới biển, giết chết cá ở nhiều tầng hơn, trùng khớp với thông tin báo chí đăng khi cá sống tầng dưới chết nhiều hơn cá trên bề mặt.Vậy làm sao biết có kim loại nặng trong nước?
Đá tại Vũng Ánh (khu vực được cho gây ra nhiều cá chết nhất) giống loại đá phosphorite, là loại đá chứa nhiều phosphate (PO43-) (các bạn google "phosphate" để xem cấu trúc của chất này). Nước thải của Formosa có màu vàng trùng khớp với màu của nước khi tiếp xúc với đá. Vì chất này là ion với charge là 3-, là số âm, nó sẽ cùng tồn tại với những chất có charge là số dương, và đó là những kim loại nặng như Ag+ hay Cu2+. Vì PO43- là một base yếu, khi tiếp xúc với nước (đóng vai trò acid, hai chất này ở cùng một bên của phương trình phản ứng hoá học) sẽ tạo ra PO42- (conjugate acid) và OH- (conjugate base) (hai chất này ở bên còn lại). Vì một lượng lớn PO43- được tạo ra khi chất thải tiếp xúc với đá phosphite, dựa vào định lý Le Chartelier, phương trình hoá học sẽ đẩy về phía bên kia để tạo ra nhiều PO42- và OH- hơn cân bằng phương trình lại. Vì thế, nhiều OH- ion sẽ làm pH của nước tăng lên, đúng như những gì được ghi chép lại trên báo.2) Nhiễm độc cyanide (CN-):
Cyanide gây chết cá như thế nào?
Khu vực miền Trung có nhiều mỏ vàng. Nếu khai thác vàng, NaCN thường được dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quý hiếm. Khi vàng và NaCN tiếp xúc sẽ phản ứng như thí nghiệm sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
Na[Au(CN)2] sẽ tan trong nước và tồn tại ở dạng ion, ta có ion CN-. Với 25g trong 1,000,000L nước, chất này sẽ làm hệ thống hô hấp của động vật ngừng tiêu thụ oxy, và chết. Chúng ta có thể thấy 25g so với 1g của chì thì CN- sẽ ít độc hại hơn, nhưng một lượng lớn CN- vẫn đủ gây cá chết hàng loạt.
Vậy làm sao biết có cyanide trong nước?
Như phương trình hoá học trên ta thấy NaOH cũng sẽ được tạo ra, và vì đây là base nên pH của nước sẽ tăng, trùng với thực tế. Vì khu vực miền Trung tập trung nhiều mỏ vàng, chất thải có phần trăm cao sẽ đến từ việc khai thác những mỏ này. Trường hợp này có thể ít thuyết phục hơn trường hợp 1, nhưng không có nghĩa là không phải là nguyên nhân.
Mình hi vọng bài post này làm cho các bạn phần nào dễ hiểu hơn về hai trường hợp giả thuyết mà ba nhà khoa học trong bài báo sau đã đưa ra. Các bạn có thể scroll xuống phía dưới bài báo gốc và tìm hiểu thêm về hậu quả của việc hấp thụ kim loại nặng cho con người. Đây là một trong những bài báo hữu ích nhất đối với mình trong công cuộc tìm hiểu cặn kẽ về sự việc này. Có một điều khó hiểu là khi mình google tìm bài báo này do đã quên không lưu lại link, Google không hề đưa ra một source nào dẫn mình đến đây, dù mình đã cố gắng dùng tất cả keywords mà mình nghĩ ra. Và rồi mình chuyển sang Bing thì lại ra được, hơi khó hiểu.
Link bài báo gốc: https://goo.gl/x3y3Ym hoặc http://goo.gl/pplmUu
Sources
Thumbnail is orginial work from Chemiphilic
Sources
Thumbnail is orginial work from Chemiphilic
No comments:
Post a Comment